Tuesday, December 23, 2014

Bí quyết đi giày mới không đau chân

Để chờ đôi giày mới trở nên mềm hơn, bạn sẽ cần phải mất một thời gian không ngắn để chịu đau.

Tuy nhiên, vẫn luôn có những cách đơn giản để loại bỏ sự phiền toái này.

Đôi khi, dù bạn rất thích đôi giày mới mua, nhưng lại chần chừ không dám xỏ chân. Lý do duy nhất là vì chúng khiến đôi chân bị đau và ê nhức suốt cả buổi.


 Vậy điều đầu tiên là cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao giày mới lại khiến bạn đau chân?
tsangtastic_12114_2_800 
Đây sẽ là điều đầu tiên bạn cần biết nếu muốn "trị" đôi giày mới. Lý do đầu tiên là cho dù loại da bạn dùng có tốt đến đâu thì chúng vẫn bị cứng khi "mới ra lò".

Phải mất một thời gian, thì phần mặt trên của giày mới giãn nở, ôm vừa theo kích thước chân bạn. Và trong khoảng thời gian đấy, chắc chắn bạn sẽ phải chịu đau đớn. Những đôi giày mới ép đôi chân của bạn vào một cái "khuôn" không quen thuộc, khiến xương và các dây chằng phải chịu một áp lực.

Bạn có thể đặt câu hỏi rằng khi thử tại cửa hàng, bạn cảm thấy chúng rất thoải mái? Đó là vì bạn chỉ xỏ chân vào trong một thời gian ngắn. Thông thường, bạn sẽ phải mang giày trong khoảng thời gian ít nhất là vài tiếng, chứ không phải chỉ khoảng 10 phút như khi đi mua đồ. Phải mất khoảng thời gian một tháng (nếu bạn đi hàng ngày), đôi giày mới "bai" theo hình dáng đôi chân và giúp chân không phải chịu áp lực nữa. 
tsangtastic_121514_01_900-3  
 

Với những lưu ý dưới đây, bạn có thể tránh được sự đau đớn không đáng có này. 
1. Nên mua sớm trước khi thực sự cần diện chúng

Đây không phải là một vấn đề quá lớn với phụ nữ, chúng ta thường mua giày theo cảm hứng và hầu như không theo dịp nào cả. Tuy nhiên, bạn không nên diện ngay đôi giày mới mua.
tsangtastic_121514_04_800 
 
Mua giày trước dịp lễ hội hay đặc biệt nào đó sẽ khiến bạn thoải mái khi đi chúng đúng ngày 

2. Để giày giãn dần ra mỗi ngày

Với giày mới, chỉ nên xỏ chân vào khoảng 10 phút mỗi ngày. Sau đó, bạn có thể tăng dần thời gian cho đến khi cảm thấy đôi chân của mình được dễ chịu ít nhất một tiếng.
tsangtastic_112814_3_800 
 

3. Đi giày trong nhà
Đây sẽ là cách để tiết kiệm thời gian nếu như bạn muốn sớm diện chúng ra đường. Hãy xỏ chân vào đôi giày và đi vòng quanh nhà khi rảnh rỗi (nhưng nhớ để ý đến nguyên tắc 10 phút).
 
 
 
4. Mang giày khi đang ngồi trong văn phòng

Khi ngồi, đôi giày "mới cứng" sẽ không tạo áp lực lên chân bạn. Cách này cũng giúp đôi giày của bạn "bai" nhanh hơn mà không tạo áp lực lên chân.
 
 

5. Đánh giày 
Cho dù bề mặt vẫn còn bóng và mới, nhưng bạn vẫn nên đánh đánh giày sau mỗi lần đi ra khỏi nhà bởi việc này sẽ giúp phần da thích nghi với chân nhanh hơn.
 
 
6. Dùng khuôn lót giày (shoes trees)

Hãy mua một đôi shoes trees có chất lượng tốt đặt vào trong giày khi không dùng đến. Điều này luôn đúng, ngay cả đối với nhưng đôi giày cũ.

 
 

7. Mang theo băng cá nhân
Trong trường hợp bất khả kháng, buộc phải mang giày mới, hãy phòng thân một vài chiếc băng vết thương cá nhân. Chúng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn.

Băng cá nhân sẽ chẳng bao giờ là thừa đối với những đôi giày mới 
 
Những hiểu nhầm trong cách làm mềm giày

 
Dưới đây là những ý tưởng tồi nhưng lại khá phổ biến trên internet.

- Nhúng giày vào nước hoặc cồn IPA (còn gọi là rubbing alcohol, một loại dung môi cho sơn và mực in): Điều này sẽ khiến đôi giày của bạn mất đi lượng dầu tự nhiên trên bề mặt và trở nên khô, dễ vỡ. Ngoài ra, bạn có thể tưởng tượng ra rằng đôi giày trông sẽ thảm hại thế nào khi sũng nước không?

- Dùng búa gõ vào phía sau giày: Cách này chỉ khiến đôi giày của bạn trở nên xấu xí và biến dạng mà thôi.

- Nhờ một người có cỡ chân to hơn để xỏ vào giày: Bạn muốn đôi giày vừa chân mình hay chân người khác?

No comments:

Post a Comment